A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Dàn ý hoạt động Nhà trẻ

Dàn-ý-Nhà-trẻ-Huệ.doc

I. HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT

Tiết 1: Cung cấp kiến thức mới

  1. Khởi động: Làm đoàn tầu đi các tốc độ khác nhau( Châm, nhanh dần, nhanh, chậm dần) về vòng tròn đứng quay mặt vào nhau, cô đứng cùng vòng với trẻ
  2. Trọng động:

2.1.BTPTC: lựa chon 1 trong 3 bài tập sau tùy theo nội dung chủ điểm và yêu cầu của VĐCB

  • Các bài tập như: Gà con, thỏ con...
  • Các bài tập tay không, tập với bóng, tập với nơ, tập với gậy...
  • Các bài tập với bài hát như  “Vui đến trường”, “ Ồ sao bé không lắc”...

2.2.VĐCB:

* VĐCB: Cô giới thiệu tên VĐCB, đồ dùng kết hợp( nếu có)

  • Cô thực hiện mẫu lần 1, không phân tích động tác
  • Cô thực hiện mẫu lần 2,kèm phân tích động tác
  • Cô mời 1 trẻ khá lên thực hiện vận động, nếu trẻ làm được cô sẽ cho trẻ trong lớp thực hiện luôn/ Nếu trẻ chưa thực hiện được cô làm mẫu lần 3, kết hợp giải thích cách vận động và yêu cầu cần đạt của VĐ đó.
  • Cô cho cả lớp thực hiện , thông thường là 2 trẻ/lượt.
  • Cả lớp thực hiện 3 lần – 4 lần ( đảm bảo mỗi trẻ được thực hiện VĐCB ít nhất

 3 lần), lần sau có thể nâng độ khó so với lần trước nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của VĐCB

  • Cô quan sát sửa sai kịp thời cho trẻ đồng thời hỗ trợ khi cần thiết (cầm tay, đứng phía trước động viên khích lệ..)

* Củng cố: Mời 1 trẻ thực hiện tốt lên thực hiện VĐCB, cô nhắc lại tên VĐ, yêu cầu của VĐ.

 2.3.TCVĐ:

  • Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi
  • Cô tổ chức cho trẻ chơi 23 lần tùy hứng thú của trẻ
  1. Hồi tĩnh: Cô cho trẻ đi lại nhẹ nhàng quanh sân tập , vừa đi vừa làm động tác điều hòa nhẹ nhàng( Co thể kết hợp với một số bài hát nhẹ nhàng)

Tiết 2: Ôn

- Tương tự như tiết 1 nhưng phần VĐCB , cô hỏi trẻ tên VĐCB đã học( Dựa trên đồ dùng cô đã chuẩn bị hoặc gợi ý của cô)

- Cô mời 1 trẻ lên thực hiện VĐCB, Cô nhận xét, nhắc lại tên VĐCB và yêu cầu cần đạt được của VĐCB

- Cô tổ chức cho trẻ thực hiện VĐCB theo các hình thức khác nhau

+ Tập cơ bản

+ Tập nâng cao( nâng độ khó hơn một chút tùy vào khả năng của trẻ lớp mình)

+ Trẻ thi đua giữa các đội với nhau

Các phần sau tiến hành như tiết 1

 

II.HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ.

  1. Hoạt động làm quen với Văn học ( truyện)

Hoạt động 1: Gây hứng thú( 1-2 phút)

  • GV sử dụng các biện pháp khác nhau như hát, chơi trò chơi, đọc câu đố, dựng hoạt cảnh, tham quan mô hình…hò, vè, đồng dao.. để dẫn dắt trẻ vào nội dung của bài hôm nay
  • Giới thiệu tên truyện, tên tác giả( nếu có)

Hoạt động 2: Bài mới

  • Cô kể lần 1, sử dụng giọng kể, biểu cảm khuôn mặt, tay để thu hút trẻ

+ Cô hỏi trẻ tên câu chuyện cô vừa kể( Cá nhân, tập thể trả lời)

+ Cô nhắc lại tên truyên, hỏi trẻ về nhân vật trong truyện( Cá nhân, tập thể trả lời)

  • Cô kể lần 2, sử dụng kết hợp tranh minh họa hoặc hình ảnh PP
  • Đàm thoại, giảng giải, trích dẫn nội dung câu chuyện kết hợp hình ảnh minh họa trên tranh hoặc trên PP để trẻ hiểu nội dung câu chuyện

( Hệ thống câu hỏi dựa trên tiến trình câu chuyện. Cô lựa chọn 5-6 câu hỏi thể hiện được nội dung chính của câu chuyện )

Ví dụ truyện “ Đôi bạn nhỏ”:

+ Hai bạn gà và vịt rủ nhau đi đâu?

+ Khi hai bạn đang kiếm ăn thì con gì xuất hiện?

+ Nghe gà kêu cứu, vịt đã làm gì?

+ Con cáo có bắt được gà con không?( Vì sao?)

+ Câu chuyện “ Đôi bạn nhỏ” đã dạy chúng ta điều gì?

Với mỗi câu hỏi, cô đều gọi 3-4 cá nhân trẻ trả lời, sau đó cô yêu cầu tập thể trả lời, rồi cô khái quát lại đồng thời cô kể trích lại đoạn truyện có chứa nội dung đó để trẻ khắc sâu ghi nhớ cho trẻ.

  • Cô tóm tắt lại nội dung truyện vừa kể, đồng thời giáo dục nhẹ nhàng với trẻ tùy theo nội dung mà truyện cung cấp.
  • Cô kể lần 3 ( hoặc cho trẻ xem video, rối, ..) kết hợp sa bàn, mô hình hay sân khấu rối ( tùy vào khả năng sáng tạo của giáo viên và điều kiện nhóm lớp mình phụ trách)

Hoạt động 3:

- Cô sử dụng một trong các hình thức khác nhau như chơi trò chơi, hát, múa, vẽ tranh, đọc đồng dao, đi tham quan……( nhưng khác với phần gây hứng thú) để cho kết thúc tiết học nhẹ nhàng

 

  1. Hoạt động LQVVH ( thơ)

Hoạt động 1: Gây hứng thú

  • GV sử dụng các biện pháp khác nhau như hát, chơi trò chơi, đọc câu đố, dựng hoạt cảnh, tham quan mô hình…hò, vè, đồng dao.. để dẫn dắt trẻ vào nội dung của bài hôm nay
  • Giới thiệu tên bài thơ, tên tác giả

Hoạt động 2: Bài mới

  • Cô đọc lần 1, sử dụng giọng đọc diễn cảm kết hợp nét mặt, nhịp điệu để thu hút sự chú ý của trẻ

+ Cô hỏi trẻ tên bài thơ cô vừa đọc( Cá nhân, tập thể trả lời)

+ Cô nhắc lại tên bài thơ, hỏi trẻ về nội dung chính của bài thơ( Cá nhân, tập thể trả lời)

  • Cô đọc lần 2, sử dụng kết hợp tranh minh họa hoặc hình ảnh PP
  • Đàm thoại, giảng giải, trích dẫn thơ kết hợp hình ảnh minh họa trên tranh hoặc trên PP để trẻ hiểu nét cơ bản nhất về thể thơ, nhịp điệu thơ, nội dung bài thơ

( Hệ thống câu hỏi dựa trên tiến trình bài thơ. Cô lựa chọn 5-6 câu hỏi thể hiện được nội dung chính của bài thơ )

Ví dụ minh họa , bài thơ “ Con cá vàng”( Con cá vàng/ Bơi nhẹ nhàng/ Trong bể nước/ Đố ai bơi được như con cá vàng)

+ Cô vừa đọc cho cả lớp nghe bài thơ gì?

+ Bài thơ nói về con gì?

+ Con cá vàng bơi như thế nào?( Bơi nhẹ nhàng)

+ Con cá vàng bơi ở đâu?

+ Chúng mình bắt chước động tác cá bơi như thế nào nhỉ?

(Với mỗi câu hỏi, cô đều gọi 3-4 cá nhân trẻ trả lời, sau đó cô yêu cầu tập thể trả lời, rồi cô khái quát lại đồng thời cô kể trích lại câu thơ hoặc đoạn thơ có chứa nội dung đó để khắc sâu ghi nhớ cho trẻ. Với các từ khó cô đọc rõ ràng và giải thích cho trẻ hiểu)

  • Cô dạy trẻ đọc thơ:

+ Cả lớp đọc cùng cô (2 lần)

+ Từng tổ đọc cùng cô(3 lần- 4 lần)

+ Các nhóm đọc cùng cô ( Nam, nữ, ..)

+ Cá nhân đọc cùng cô ( bạn xung phong, bạn cô chỉ định…)

( Cô đọc cùng trẻ, chú ý lắng nghe sửa ngọng, sửa sai cho trẻ. Động viên khuyến khích trẻ đọc cùng cô)

  • Củng cố: Cô hỏi lại trẻ tên bài thơ, cảm nhận của trẻ về nhịp điệu bài thơ, nội dung bài thơ, giáo dục nhẹ nhàng với trẻ thông qua nội dung bài thơ)

Hoạt động 3:

  • Cô sử dụng một trong các hình thức khác nhau như chơi trò chơi, hát, múa, vẽ tranh, tô mầu, đọc đồng dao, đi tham quan……( nhưng khác với phần gây hứng thú) để cho kết thúc tiết học nhẹ nhàng

 

 

 

III.HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ÂM NHẠC:

1, Cung cấp kiến thức mới: Hát

Hoạt động 1: Gây hứng thú

  • GV sử dụng các biện pháp khác nhau như trò chuyện về nội dung chủ điểm đang học, chơi trò chơi, đọc câu đố, đồng dao.. để dẫn dắt trẻ vào nội dung của bài hát hôm nay cô dạy
  • Giới thiệu tên bài hát,  tên tác giả

Hoạt động 2: Bài mới

* Hát:

  • Cô hát cho trẻ nghe lần 1, hỏi trẻ tên bài hát
  • Cô giới thiệu tên bài hát, tên tác giả, trò chuyện giúp trẻ hiểu nội dung bài hát
  • Cô dạy trẻ hát:

+ Cô hát cùng trẻ, với những câu , từ trẻ nghe chưa rõ thì cô có thể đọc rõ lời lại cho trẻ nghe

+ Cô động viên khuyến khích trẻ hát cùng cô theo những hình thức khác nhau( tổ, nhóm, cá nhân)

+ Cô và trẻ hát cùng đàn nhạc ( tổ, nhóm , cá nhân)

* Nghe hát:

- Cô hát cho trẻ nghe lần 1, giới thiệu tên bài hát, tên tác giả, trò chuyện giúp trẻ hiểu nội dung của bài hát

- Lần 2 cô cho trẻ nghe bài hát qua clip hoặc bản thu âm( Cô có thể minh họa theo bài hát, hoặc khuyến khích trẻ hưởng ứng theo giai điệu bài hát)

* TCAN:

- Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi

- Cô tổ chức cho trẻ chơi 3-4 lần tuỳ hứng thú của trẻ

( Một số trò chơi : “Tai ai tinh”, “nghe giỏi, đoán tài”, “ Ai nhanh nhất”, “ Hãy bắt chước theo cô” tiết tấu, cao độ, trường độ…Việc lựa chọn trò chơi phụ thuộc vào khă năng sáng tạo cuả GV, khả năng trẻ và điều kiện thực tế tại nhóm lớp)

Hoạt động 3: Kết thúc

- Cô cho trẻ chơi trò chơi nhẹ nhàng, đọc đồng dao.. kết thúc tiết học

2, Cung cấp kiến thức mới : Vận động theo nhạc

Hoạt động 1: Gây hứng thú

  • GV sử dụng các biện pháp khác nhau như trò chuyện về nội dung chủ điểm đang học, chơi trò chơi “ nghe giai điệu đoán bài hát”, đọc câu đố, đồng dao.. để dẫn dắt trẻ vào nội dung của bài hát hôm nay cô dạy
  • Nhắc lại tên bài hát,  tên tác giả, bài hát sẽ hay hơn khi kết hợp vận động ( Múa hoặc gõ đệm nhạc cụ, hoặc vỗ tay theo nhịp )

Hoạt động 2: Bài mới

* Vận động:

  • Cô biểu diễn cho trẻ lần 1, hỏi trẻ về hình thức vận động cô vừa làm( Múa, gõ hay vỗ tay..), nhắc lại cho trẻ nhớ
  • Cô giới thiệu kỹ về cách vận động

+  Nếu là múa, cô dạy trẻ múa theo từng câu hát, phân tích động tác chậm đồng thời minh họa cho trẻ quan sát.

+  Nếu là vỗ tay, gõ theo nhịp cô sẽ thao tác nhiều  lần kết hợp nhịp đếm, sau đó kết hợp lời hát, rồi kết hợp nhạc.. để trẻ ghi nhớ dần dần.

+ Cô biểu diễn cùng trẻ

+ Cô động viên khuyến khích trẻ biểu diễn cùng cô theo những hình thức khác nhau( tổ, nhóm, cá nhân)

* Nghe hát:

- Cô hát cho trẻ nghe lần 1, giới thiệu tên bài hát, tên tác giả, trò chuyện giúp trẻ hiểu nội dung của bài hát

- Lần 2 cô cho trẻ nghe bài hát qua clip hoặc bản thu âm( Cô có thể minh họa theo bài hát, hoặc khuyến khích trẻ hưởng ứng theo giai điệu bài hát)

* TCAN:

- Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi

- Cô tổ chức cho trẻ chơi 3-4 lần tuỳ hứng thú của trẻ

( Một số trò chơi : “Tai ai tinh”, “nghe giỏi, đoán tài”, “ Ai nhanh nhất”, “ Hãy bắt chước theo cô” tiết tấu, cao độ, trường độ…Việc lựa chọn trò chơi phụ thuộc vào khă năng sáng tạo cuả GV, khả năng trẻ và điều kiện thực tế tại nhóm lớp)

Hoạt động 3: Kết thúc

  • Cô cho trẻ chơi trò chơi nhẹ nhàng, đọc đồng dao.. kết thúc tiết học

3, Tiết rèn kỹ năng:

Tương tự như tiết 1 nhưng cô tổ chức cho trẻ được hoạt động nhiều, thêm hoạt động biểu diễn và sáng tạo

+ Nhắc lại vận động cũ

+ Thực hiện lại vận động đó theo các hình thức khác nhau tổ nhóm, cá nhân..

+ Tổ chức cho trẻ biểu diễn và sáng tạo các cách vận động khác nhau

4, Hoạt động biểu diễn tổng hợp:

- Biểu diễn các bài hát, múa, vận động trong chủ điểm đó theo hình thức các tiết mục âm nhạc, cô đóng vai người dẫn chương trình dẫn dắt các tiết mục biểu diễn

- Cô tổ chức đan xen giữa hát và múa, TCAN.. giữa tập thể, nhóm và cá nhân

- Trang trí sân khấu, chuẩn bị trang phục, nhạc, đạo cụ … đẹp để gây hứng thú với trẻ.

 

IV. HOẠT ĐỘNG VỚI ĐỒ VẬT

(BAO GỒM XÂU HỘT HẠT, XÂU VÒNG HOA LÁ, XẾP CHỒNG XẾP CẠNH,VẼ, NẶN, XÉ DÁN…)

Hoạt động 1: Gây hứng thú

  • GV sử dụng các biện pháp khác nhau như hát, chơi trò chơi, đọc câu đố, dựng hoạt cảnh, tham quan mô hình…hò, vè, đồng dao.. để dẫn dắt trẻ vào nội dung của bài hôm nay: Vẽ, nặn, xé dán, xâu, xếp gì đó…

Hoạt động 2: Bài mới

  • Cô cho trẻ quan sát vật mẫu, trò chuyện giúp trẻ hiểu vật mẫu làm từ cái gì và làm như thế nào?
  • Cô hướng dẫn trẻ cách làm, vừa thao tác vừa hướng dẫn cụ thể
  • Trẻ thực hiện, cô bao quát, hướng dẫn bằng lời và hỗ trợ khi cần thiết
  • Cô thường xuyên động viên , khích lệ trẻ để trẻ có thể tự mình tạo ra sản phẩm để chơi.

Hoạt động 3: Kết thúc

  • Trưng bày sản phẩm
  • Cô cho trẻ nhận xét về sản phẩm của mình, của bạn
  • Cô nhận xét kết quả của hoạt động ngày hôm nay, động viên khích lệ trẻ
  • Cho trẻ chơi sử dụng sản phẩm của mình để chơi hoặc để tặng.

 

V. HOẠT ĐỘNG NHẬN BIẾT

* Nội dung:

- Một số bộ phận cơ thể con người

- Một số đồ dùng đồ chơi

- Một số phương tiện giao thông quen thuộc

- Một số con vật, hoa quả, rau quen thuộc

- Một số mầu cơ bản, kích thước, hình dạng, số lượng, vị trí trong không gian ( đỏ,vàng, xanh/ to – nhỏ/vuông- tròn/một- nhiều/ trên – dưới, trước – sau so với bản thân trẻ)

- Bản thân, người gần gũi

Hoạt động 1: Gây hứng thú

  • GV sử dụng các biện pháp khác nhau như hát, chơi trò chơi, đọc câu đố, dựng hoạt cảnh, tham quan mô hình…hò, vè, đồng dao.. để dẫn dắt trẻ vào nội dung của bài hôm nay: Nhận biết về…Vd: Mắt, mũi, miệng/ xe đạp xe máy/hoa hồng- hoa cúc/ con gà – con vịt…Nhận biết phía trước , phía sau so với bản thân trẻ, hình tron – hình vuông…

Hoạt động 2: Bài mới

  • Cô cung cấp cho trẻ kiến thức về tên gọi, đặc điểm, chức năng, công dụng nổi bật, cách sử dụng cơ bản nhất của đối tượng mà hôm nay nhận biết ( VD mắt mũi miệng tay chân, đồ dùng đồ chơi, phương tiện giao thông, cây con quen thuộc

+ Cô sử dụng hình ảnh, vật thật hoặc câu đố, thơ..để đưa ra, dẫn đến đối tượng nhận biết

+ Cô sử dụng hệ thống câu hỏi, câu gợi mở để trẻ nói ra những hiểu biết của trẻ, sau đó cô khái quát lại, khắc sâu ghi nhớ cho trẻ

VD: Đây là cái gì? Con gì ? Cây gì ?

Cái /cây /con…Có những phần nào? như thế nào ?

Cái /cây /con dùng để làm gì ?

Con biết cái / cây / con gì nữa ?

+ Với mỗi câu hỏi đưa ra cô gọi trẻ trả lời cá nhân, tập thể. Cô khái quát lại kết quả đúng, khen ngợi động viên trẻ.

+ Đối tượng thứ 2 cô sử dụng hình thức khác đi để giới thiệu với trẻ, tương tự cô đặt câu hỏi để trẻ trả lời?

VD: Bạn nào biết...?

Ngoài...bạn nào biết ...nữa?

Con hay chỉ và nói tên những phần/ những bộ phận...?

Bạn nào biết cái /con / cây... có công dụng gì?

....

+ So sánh, phân biệt đặc điểm khác nhau và giống nhau của hai đối tượng

A và B khác nhau ở điểm gì?

A và B giống nhau ở điểm gì?

( Với mỗi câu hỏi so sánh, phân biệt cô hỏi một số cá nhân trẻ, sau đó hỏi tập thể, cô khái quát kết quả đúng để khắc sâu ghi nhớ cho trẻ)

+ Mở rộng: Ngoài những đối tượng hôm nay tìm hiểu thì các con còn biết những.. cái /cây / con... gì nữa? Kể tên, Cô kết hợp cho trẻ quan sát hình ảnh qua tranh, PP hoặc vật thật

Tương tự với các mầu sắc, hình.

Riêng các hoạt động nhận biết số lượng, kích thước, vị trí trong không gian cô cần thiết kế nhiều hoạt động có sử dụng đồ dùng trực quan, dụng cụ học tập để trẻ thực hành, thao tác, trải nghiệm và đưa ra nhận xét

+ Củng cố:

Cô sử dụng các trò chơi khác nhau để củng cố kiến thức cho trẻ hôm nay( Thi ai nhanh/ con gì biến mất/ so hình/ ghép đôi/ chiếc túi kỳ diệu/ nhanh mắt, nhanh tay....)

 Cô thiết kế trò chơi lồng ghép với một vận động cơ bản nào đấy của GDTC để gây hứng thú cho trẻ

VD: Bật qua vòng thể dục chọn tranh theo yêu cầu

Bò qua đường hẹp cắp cua bỏ giỏ

Đi trong đường hẹp gắn đúng các bộ phận

....

Hoạt động 3: Kết thúc

  • Cô tổ chức cho trẻ chơi một trò chơi nhẹ nhàng hoặc tham gia một hoạt động nào đó để kết thúc tiết học

VD: dung dăng dung dẻ ra cho gà ăn,

Tô tranh tặng mẹ của bé

Hát, múa nhẹ nhàng...

 

Giáo viên: Dương Kim Huệ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Liên kết website
Thống kê truy cập
Lượt truy cập hiện tại : 76
Hôm nay : 1.078
Hôm qua : 801
Tháng 04 : 15.164
Năm 2024 : 141.868